Bò cày kéo Chăn nuôi bò

Cày kéo là công việc nặng nhọc tiêu hao rất nhiều năng lượng của trâu bò vì vậy phải có chế độ chăm sóc sức khỏe cho chúng hợp lý. Kỹ thuật nuôi trâu bò cày kéo không có gì đặc biệt so với các loại trâu bò khác, nhưng trong mùa cày kéo nặng phải chú ý tăng cường khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu của vật nuôi nhất là nhu cầu về năng lượng. Cày kéo phải cho trâu bò nghỉ giải lao, thồ đường xa phải dừng nghỉ. Trong thời gian nghỉ giải lao cho trâu bò uống nước đầy đủ (nếu có ít thức ăn nhẹ càng tốt).

Khẩu phần

Một con bò đang ăn rơm khôMột con bò kéo ở Ấn Độ

Trong mùa cày kéo nặng phải chú ý tăng cường khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu của gia súc đặc biệt là năng lượng. Do ảnh hưởng của mùa vụ gieo trồng nên cường độ làm việc của trâu bò nặng nhẹ khác nhau, nặng nhất là thời kỳ làm đất xuân hè và đông xuân. Để định lượng mức ăn cho trâu bò cày kéo, người ta chia theo mức độ làm việc nặng và làm việc vừa phải (trung bình). chú ý cung cấp cho trâu bò cày kéo một lượng thức ăn đầy đủ để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho quá trình làm việc. Không bắt chúng làm việc quá tải và cho chúng uống nước đủ, nếu phải làm việc trong điều kiện nóng nực phải cho chúng nghỉ trong bóng mát khi cần thiết, để chúng không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Do ảnh hưởng của mùa vụ gieo trồng nên cường độ làm việc của trâu bò nặng nhẹ khác nhau, nặng nhất là thời kỳ làm đất, sau khi thu hoạch trâu bò phải chuẩn bị đất cho vụ tiếp, thời kỳ này thức ăn nhìn chung không dồi dào, trâu bò được ăn ít cỏ xanh, phải ăn thêm nhiều rơm khô, phải bổ sung thêm cho trâu bò các phụ phẩm từ cây vụ đông, hoặc xử lý rơm ủ với u-rê, cho ăn thêm củ quả và thức ăn tinh. Chăm sóc trong thời gian cày kéo quan trọng nhất là phải cung cấp đủ thức ăn ngon cho trâu trong thời kỳ làm việc để trâu có đủ nhu cầu dinh dưỡng, thậm chí khi trâu làm việc căng thẳng, mệt mỏi không muốn ăn, phải nấu cháo cám cho chúng ăn.

Mức độ làm việc nặng đối với trâu bò làm 8 giờ/ngày, mức độ làm việc vừa phải đối với trâu làm việc 4 giờ/ngày theo tiêu chuẩn. Với mức làm việc vừa phải tuỳ theo khôi lượng môi trâu bò cày kéo phải được ăn từ 20 kg đến trên 40 kg/cỏ xanh tươi/ngày. Trường hợp làm việc nặng phải cho trâu ăn vật chất khô từ 3% lên 17-18% với năng lượng tăng 22-27% và protein thô 10%. Lượng Ca và P không cần phải tăng. Trong thực tế trâu không thể ăn đủ trên 50 kg thức ăn xanh thô/ngày do đó ngoài thức ăn lanh ngoài bãi chăn, cần cho trâu cày kéo ăn thêm nhiều rơm, các phụ phế phẩm từ cây vụ đông hoặc rơm với urê, cho ăn thêm củ quảthức ăn tinh. Trong thời gian làm việc trên đồng, một buổi làm 4 tiếng nên cho nghỉ giải lao giữa giờ 1-2 lần, mỗi lần 15-20 phút.

Trâu bò cày kéo còn được nuôi chủ yếu bằng nguồn cây cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, cỏ tự nhiên có thể mọc quanh năm ở các đổi hoang, rừng cây, dọc bờ đê, đường đi và xen trong những ruộng hoa màu. Cỏ tự nhiên Nguồn cỏ tự khá phong phú và đa dạng, có thể có quanh năm và rất dồi dào vào mùa mưa, còn mùa đông khô thì vừa ít về số lượng vừa nghèo về chất lượng. Nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên thì trâu bò chỉ được cung cấp đủ thức ăn và béo tốt trong mùa mưa, nhưng sẽ sút cân trong mùa đông khô. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của chúng thì hàm lượng protein thô trong 1 kg chất khô trung bình là 75-145 g, hàm lượng xơ khá cao 269-373 g, trong khi khoáng đa lượng và vị lượng thấp.

Các loại cỏ trồng hoà thảo phổ biến là cỏ voi (Penniselum purpureum), cỏ Ghi nê (Pannicum nuiximum), cỏ Pangola (Digitana decumbens). Ngoài ra, một số cây cỏ họ đậu làm thức ăn cho trâu bò, trong đó chú ý hơn cả cây keo dậu. Một số phụ phẩm cây trồng cũng là đáng kể, nguồn phụ phẩm từ trồng trọt bao gồm nhiểu loại trong đó đáng chú ý nhất là rơm rạ, tiếp theo là thân lá ngô, lá mía, dây lang (rễ khoai lang), lá lạc (đậu phộng). Nếu sử dụng tốt và đầy đủ thì nguồn phụ phẩm này đóng góp rất lớn cho chăn nuôi trâu bò và chỉ cần nột số phương pháp xử lý, chế biến đơn giản để có thể dự trữ cung cấp một lượng thức ăn thô quanh năm.

Rơm là nguồn thức ăn dự trữ quan trọng nhất với trâu bò. Rơm có hàm lượng chất xơ cao (320-350 g trên 1 kg chất khô) nhưng hàm lượng protein thô thấp (20-30 g), nếu xử lý với U-rê thì giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hoá sẽ được cải thiện đáng kể. Nhiều vùng đã sử dụng cây ngô già như một nguồn thức ăn thô nuôi trâu bò quan trọng (trong 1 kg thân lá cây ngô đã thu bắp trung bình có 600-700 g chất khô, 60-70 g protein, 280-300 g xơ). Ngoài ra ngọn lá sắn với năng suất 2500–3000 kg/ha còn lại sau khi thu hoạch củ cũng là nguồn thức ăn bổ sung protein thực vật đáng kể cho trâu bò cày kéo, tuy nhiên hiện nay nguồn thức ăn này còn sử dụng rất ít trong thực tế.

Củ quả cũng là một nguồn thức ăn quan trọng của trâu bò cày kéo. Thức ăn củ quả rất thích hợp cho quá trình lên men dạ cỏ. Thức ăn củ quả phổ biến là khoai, sắn, bí đỏ. Sắn củ là nguồn thức ăn rẻ tiền cung cấp năng lượng cho trâu bò cày kéo (trung bình trong 1 kg chất khô của củ sắn có 22-28 g protein; 3-4 g chất béo và 650 g tinh bột). Khoai lang, bí đỏ cũng rất tốt vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp nước nhất là sau khi trâu bò vừa cày kéo xong. Phụ phẩm công nghiệp chế biến như rỉ mật có được sau thu hoạch và chế biến đường là một trong những nguồn bổ sung năng lượng tốt cho trâu bò cày kéo. Những nguồn bã bia khá lớn và quanh năm cũng là nguồn thức ăn bổ sung vừa có giá trị năng lượng cao lại vừa có hàm lượng protein cao.

Chăm sóc

Một kiểu chuồng bò ở Ấn ĐộMột con bò kéo ở Ấn Độ

Khi chăm sóc sức khỏe trâu bò trong mùa cày kéo thì nên cung cấp thức ăn đầy đủ cả số lượng và chất lượng trong thời kỳ làm việc. Chuồng trại có đủ diện tích và không nên nhốt quá nhiều gia súc với nhiều loại tuổi và trạng thái sinh lý khác nhau trong một chuồng. Tránh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc tránh gió quá to. Luôn luôn cung cấp nước uống đầy đủ và thường xuyên, đối với trâu thì tốt nhất là cho chúng đầm tắm. Không để trâu bò làm việc quá lâu, làm việc quá nặng hoặc kéo quá tải so với sức khoẻ và trạng thái sinh lý của chúng.

Chuồng trại cho trâu bò cày kéo phải sạch sẽ, mùa hè đủ thoáng mát, mùa đông che ấm tránh gió lùa gây cảm lạnh. Mùa hè sau khi làm việc xong, hạn chế không chăn thả trên đông trống, nắng to, dễ gây cảm nắng, cho trâu nghỉ trưa trong bóng mát và cung cấp cỏ xanh tại chỗ, đồng thời cho trâu đầm tắm thoả thích. Mùa đông giá rét, để trâu bò khỏi đổ ngã, khi đi làm phủ bao tải lên thân trâu để giữ ấm và cho trâu bò ăn no đủ vào những thời điểm này. Tắm rửa thường xuyên, giữ cho cơ thể sạch sẽ là một trong những yêu cầu quan trọng của vệ sinh thú y, gây thoải mái trong cơ thể gia súc, hạn chế bệnh ký sinh trùng ngoài da, giữ cho lưu thông máu tốt và điều hoà thân nhiệt.

Tuyến mồ hôi của trâu không phát triển vì vậy để điều hoà thân nhiệt trâu rất thích đầm tắm, cần đáp ứng nhu cầu này của trâu nhất là trong mùa hè nóng nực. Mùa nóng, trâu phải được tắm chải hàng ngày, những ngày nắng nóng cho trâu ngâm mình đằm tắm 1-2 tiếng ở nơi nước sạch, mát thì càng tốt. Mùa lạnh thì hạn chế tắm nhưng khi trời ấm thì tranh thủ tắm nhanh cho trâu để giữ cho lông da sạch sẽ. Chải lông cho trâu bò là việc làm thường xuyên hàng ngày kể cả mùa nóng cũng như mùa lạnh để giữ lông da sạch sẽ, mịn màng, giúp khí huyết lưu thông, tăng cường trao đổi chất, kết hợp diệt chấy rận, ve mòng.

Vệ sinh chuồng trại Vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trâu bò cũng như ảnh hường trực tiếp tới sức khỏe gia súc, hàng ngày dọn phân, rửa nền, thay độn chuồng nếu có trong mùa đông. Phải thu gọn về nơi cố định, ủ cùng chất độn chuồng một thời gian trước khi sử dụng bón cho cây trồng. Nước tiểu, nước rửa chuồng phải có chỗ chứa hoặc dùng tưới cho cây, tránh để chuồng lầy lội đầy phân, nước thải. Định kỳ phun thuốc diệt ruồi muỗi xung quanh chuồng trại. Hàng ngày phải cọ rửa máng ăn, máng uống và thay nước uống để tránh việc thức ăn không bị nhiễm khuẩn.

Giữ thức ăn, nước uống sạch sẽ, không dùng thức ăn bẩn, thiu thối, mốc. Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm hàng năm tiêm phòng vác xin định kỳ một số bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trâu là bệnh dịch tả, bệnh tụ huyết trùng, bệnh nhiệt thán, bệnh lở mồm long móng. Định kỳ kiểm tra và tẩy ký sinh trùng Đối với ký sinh trùng ngoài da, ký sinh trùng đường máu, thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời. Đối với ký sinh trùng đường ruột, tẩy giun cho bê nghé vào 3 tuần tuổi, 6 tháng tuổi ở năm đầu tiên theo quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bê nghé, đối với các loại trâu bò định kỳ tẩy giun sán mỗi năm 1-2 lần.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chăn nuôi bò http://www.nytimes.com/2002/03/31/magazine/power-s... http://www.nytimes.com/2007/12/16/magazine/16wwln-... http://animalscience-old.tamu.edu/ansc/beef/ANSC40... http://www.ers.usda.gov/publications/agoutlook/dec... http://whqlibdoc.who.int/hq/1996/WHO_EMC_ZOO_96.4.... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/thuong... http://webarchives.cdlib.org/wayback.public/UERS_a... http://www.ucsusa.org/assets/documents/food_and_ag... //www.worldcat.org/issn/0362-4331 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story...